Dầu cách điện máy biến áp Nytro hãng NYNAS Thụy Điển
Mới đây, thông tin về việc 23 đơn vị thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) bán gần 565.000 lít dầu biến thế hay còn gọi là dầu cách điện có chứa chất PCBs nguy hại ra ngoài để tái sử dụng đang khiến dư luận rất quan tâm.PCBs (viết tắt của Polychlorinated Biphenyls) - một chất hữu cơ rất khó phân hủy, được sử dụng nhiều trong các máy biến thế và tụ điện trong các hệ thống điện. Khi phát tán ra môi trường, PCB tiềm ẩn nguy hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và hệ sinh thái vì nó là chất cực độc, rất bền nhưng lại rất dễ phát tán trong nước và không khí. Chất độc này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tích lũy trong các mô mỡ, làm biến đổi gen và có nguy cơ gây ung thư cao. PCBs được xếp vào một trong 12 chất ô nhiễm khó phân hủy và trong danh mục đặc biệt cần xử lý.
Cũng theo thống kê thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện đang quản lý khoảng 60% tổng lượng PCBs tại Việt Nam. Nhận thức được tầm nguy hại của PCBs, EVN cũng đã có quy định tại công văn số 2623/CV-EVN – KHCN&MT, ngày 28/5/2007 về công tác quản lý, tránh ô nhiễm, lây nhiễm PCBs.
Phòng Quản lý chất rắn (Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM) cho biết, tại Nhà máy nước Thủ Đức hiện đang lưu giữ 27 tấn dầu máy biến thế, trong đó có 3 tấn có chứa PCBs và 24 tấn bị nhiễm dầu có chứa PCBs. Nguy hại nhất khi các thùng phuy chứa dầu này đang bị mục nát và đã có hiện tượng dầu chảy rơi vãi ra bên ngoài “thấm” dần vào môi trường.
Mới đây nhất, theo tin từ Cục cảnh sát môi trường (C36), Bộ Công an thì Trung tâm thí nghiệm điện (thuộc Cty điện lực TP HCM) đã tiến hành đấu giá lô dầu biến thế đã qua sử dụng tới gần 120.000 lít dầu biến thế đã qua sử dụng, có giá khởi điểm hơn 2,8 tỷ đồng. Cty TNHH Dịch vụ Môi trường xanh (khu công nghiệp Lê Minh Xuân) trúng thầu với giá gần 3 tỷ đồng.
Cty điện lực Hậu Giang cũng bán 3.320 lít dầu biến thế phế thải. Các đơn vị khác là Cty điện lực 2, Cty TNHH một thành viên điện Phú Mỹ, Cty truyền tải điện 4, Ban quản lý các công trình điện miền Nam.…cũng được xác định có hàng loạt sai phạm khi không đánh giá tác động môi trường trong việc bán dầu thải có chứa độc tố ra ngoài và đặc biệt là không tuân thủ các quy định quản lý chất thải nguy hại do chính tập đoàn mẹ EVN quy định. Ông Thanh cho biết thêm, việc hơn 500.000 lít dầu thải được bán ra ngoài khẳng định, công tác quản lý dầu thải nguy hại còn lỏng lẻo và thiếu chế tài.
Mới đây, thông tin về việc 23 đơn vị thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) bán gần 565.000 lít dầu biến thế hay còn gọi là dầu cách điện có chứa chất PCBs nguy hại ra ngoài để tái sử dụng đang khiến dư luận rất quan tâm.PCBs (viết tắt của Polychlorinated Biphenyls) - một chất hữu cơ rất khó phân hủy, được sử dụng nhiều trong các máy biến thế và tụ điện trong các hệ thống điện. Khi phát tán ra môi trường, PCB tiềm ẩn nguy hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và hệ sinh thái vì nó là chất cực độc, rất bền nhưng lại rất dễ phát tán trong nước và không khí. Chất độc này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tích lũy trong các mô mỡ, làm biến đổi gen và có nguy cơ gây ung thư cao. PCBs được xếp vào một trong 12 chất ô nhiễm khó phân hủy và trong danh mục đặc biệt cần xử lý.
Cũng theo thống kê thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện đang quản lý khoảng 60% tổng lượng PCBs tại Việt Nam. Nhận thức được tầm nguy hại của PCBs, EVN cũng đã có quy định tại công văn số 2623/CV-EVN – KHCN&MT, ngày 28/5/2007 về công tác quản lý, tránh ô nhiễm, lây nhiễm PCBs.
Phòng Quản lý chất rắn (Sở Tài nguyên môi trường TP.HCM) cho biết, tại Nhà máy nước Thủ Đức hiện đang lưu giữ 27 tấn dầu máy biến thế, trong đó có 3 tấn có chứa PCBs và 24 tấn bị nhiễm dầu có chứa PCBs. Nguy hại nhất khi các thùng phuy chứa dầu này đang bị mục nát và đã có hiện tượng dầu chảy rơi vãi ra bên ngoài “thấm” dần vào môi trường.
Mới đây nhất, theo tin từ Cục cảnh sát môi trường (C36), Bộ Công an thì Trung tâm thí nghiệm điện (thuộc Cty điện lực TP HCM) đã tiến hành đấu giá lô dầu biến thế đã qua sử dụng tới gần 120.000 lít dầu biến thế đã qua sử dụng, có giá khởi điểm hơn 2,8 tỷ đồng. Cty TNHH Dịch vụ Môi trường xanh (khu công nghiệp Lê Minh Xuân) trúng thầu với giá gần 3 tỷ đồng.
Cty điện lực Hậu Giang cũng bán 3.320 lít dầu biến thế phế thải. Các đơn vị khác là Cty điện lực 2, Cty TNHH một thành viên điện Phú Mỹ, Cty truyền tải điện 4, Ban quản lý các công trình điện miền Nam.…cũng được xác định có hàng loạt sai phạm khi không đánh giá tác động môi trường trong việc bán dầu thải có chứa độc tố ra ngoài và đặc biệt là không tuân thủ các quy định quản lý chất thải nguy hại do chính tập đoàn mẹ EVN quy định. Ông Thanh cho biết thêm, việc hơn 500.000 lít dầu thải được bán ra ngoài khẳng định, công tác quản lý dầu thải nguy hại còn lỏng lẻo và thiếu chế tài.
Xử lý PCBs - vẫn đang chờ công nghệ
Theo công ước Stockholm mà Việt Nam tham gia, thì đến năm 2020, Việt Nam chấm dứt sử dụng PCBs và tiêu hủy hoàn toàn vào năm 2028. Theo quy định của Việt Nam, khi phát hiện hàm lượng PCB trong sản phẩm ở mức 10ppm (10 phần triệu) thì phải xử lý. Ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp - cho biết: Nếu trong hơn 500.000 lit dầu thải của 23 đơn vị thuộc EVN trên có chứa chất PCBs độc hại thì đó là một sự vi phạm nghiêm trọng. Hiện tại, chi phí để đầu tư cho xử lý 1 tấn dầu nhiễm PCB tốn kém. Trên thế giới, xử lý 1 tấn dầu nhiễm PCB tốn kém từ 3.000 - 6.000 USD. Đây cũng là một cái giá khá cao, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm cách “lách” vì… lợi cả đôi đường: vừa không mất tiền xử lý, vừa bán “chui” dầu thải kiếm tiền! Trong khi đó, công tác quản lý dầu thải của các đơn vị gặp rất nhiều khó khăn, vì không thể có đơn vị nào đứng ra giám sát chặt chẽ vấn đề này được. Điều quan trọng trong thời gian tới là cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về những tác động nguy hại của dầu thải chứa PCBs và xiết chặt hơn công tác quản lý, trước hết là công tác lưu trữ an toàn.
Hiện tại, Việt Nam còn chưa chủ động được công nghệ xử lý dầu thải có chứa PCBs. Vì thế nên hướng giải quyết tối ưu hiện tại vẫn là lưu trữ an toàn. Được biết, tháng 10 tới đây, sẽ có một dự án do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ cho các đơn vị của EVN để xây một số trạm lưu trữ, giúp cho việc lưu trữ dầu thải có PCB được an toàn trong khi chờ công nghệ xử lý. Tuy nhiên, công tác lưu trữ cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ, phải có thống kê từng đơn vị và phân loại rõ ràng: loại dầu nào nhiễm PCBs, kiểm soát chặt chẽ việc dán nhãn và kiểm kê số lượng dầu lưu trữ của từng đơn vị.
Theo công ước Stockholm mà Việt Nam tham gia, thì đến năm 2020, Việt Nam chấm dứt sử dụng PCBs và tiêu hủy hoàn toàn vào năm 2028. Theo quy định của Việt Nam, khi phát hiện hàm lượng PCB trong sản phẩm ở mức 10ppm (10 phần triệu) thì phải xử lý. Ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp - cho biết: Nếu trong hơn 500.000 lit dầu thải của 23 đơn vị thuộc EVN trên có chứa chất PCBs độc hại thì đó là một sự vi phạm nghiêm trọng. Hiện tại, chi phí để đầu tư cho xử lý 1 tấn dầu nhiễm PCB tốn kém. Trên thế giới, xử lý 1 tấn dầu nhiễm PCB tốn kém từ 3.000 - 6.000 USD. Đây cũng là một cái giá khá cao, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm cách “lách” vì… lợi cả đôi đường: vừa không mất tiền xử lý, vừa bán “chui” dầu thải kiếm tiền! Trong khi đó, công tác quản lý dầu thải của các đơn vị gặp rất nhiều khó khăn, vì không thể có đơn vị nào đứng ra giám sát chặt chẽ vấn đề này được. Điều quan trọng trong thời gian tới là cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về những tác động nguy hại của dầu thải chứa PCBs và xiết chặt hơn công tác quản lý, trước hết là công tác lưu trữ an toàn.
Hiện tại, Việt Nam còn chưa chủ động được công nghệ xử lý dầu thải có chứa PCBs. Vì thế nên hướng giải quyết tối ưu hiện tại vẫn là lưu trữ an toàn. Được biết, tháng 10 tới đây, sẽ có một dự án do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ cho các đơn vị của EVN để xây một số trạm lưu trữ, giúp cho việc lưu trữ dầu thải có PCB được an toàn trong khi chờ công nghệ xử lý. Tuy nhiên, công tác lưu trữ cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ, phải có thống kê từng đơn vị và phân loại rõ ràng: loại dầu nào nhiễm PCBs, kiểm soát chặt chẽ việc dán nhãn và kiểm kê số lượng dầu lưu trữ của từng đơn vị.
Nguồn Báo công thương
Không có nhận xét nào: